Kinh Kịch – Di sản văn hóa nghệ thuật đặc sắc trên thế giới

 

Khám phá nghệ thuật kinh kịch Trung Hoa

Kinh kịch là một loại hình sân khấu đặc sắc của Trung Quốc mang đậm phong cách Á Đông. Kinh kịch đã có tuổi đời hơn 200 trăm năm tuy nhiên hiện nay với sự phát triển không ngừng của nhiều loại giải trí khác như phim truyền hình, phim điện ảnh mà kinh kịch dần bị phai một, không được nhiều người đón nhận. Nếu bạn thường xuyên xem những bộ phim cổ trang cung đình Trung Quốc thì sẽ thấy sự xuất hiện của những gánh hát kinh kịch tuy nhiên sự xuất hiện này chỉ ở một phần nhỏ của phim nên những thông tin về kinh kịch đến với người xem là rất ít. Vì vậy, hôm nay TIẾNG TRUNG DƯƠNG CHÂU sẽ giới thiệu cho các bạn chi tiết về loại hình nghệ thuật độc đáo của Trung Quốc để bạn có thể tìm hiểu về phương pháp học tiếng Trung qua phim với nghệ thuật kinh kịch nhé!

Kinh kịch là gì?

Kinh kịch ( 京剧Jīngjù) hay còn có tên gọi khác là kinh hí ( 京戏: Jīngxì) . Đây là một thể loại ca kịch dân gian được lưu truyền của Trung Quốc . Kinh kịch đã được hình thành và phát triển mạnh tại khu vực Bắc Kinh vào thời vua Càn Long của triều đại nhà Thanh,. Có thể nói rằng, kinh kịch là sự kết hợp giữa Huy kịch và Hán kịch. Kinh kịch được phát triển từ các nghệ thuật cổ đại dân gian từ xưa như tuồng . Một loại hình nghệ thuật tổng hợp, sự kết hợp hài hòa và đồng nhất giữa  “Ca, nói, biểu hiện, đấu võ, vũ đạo”. Ý nghĩa sâu sắc thuật lại các cốt truyện, khắc họa nhân vật. Các nhân vật trong Kinh kịch gồm bốn vai lớn là: Sinh (vai nam), Đán (vai nữ), Tịnh (vai tà), Sửu (vai hề), và một vài vai phụ khác. 

kinh kịch Trung Hoa

 Vai trò 

Ban đầu, kinh kịch đơn giản chỉ ca múa kèm vũ đạo, tương tự như nghệ thuật tuồng.  Hoặc có pha trộn thêm một số loại tạp kĩ như xiếc hoạt kê, các màn nhào lộn, kể chuyện hay những đoạn đối thoại và cả võ thuật. Cho đến thời nhà Đường, tên gọi kinh kich còn được gọi là hí kịch. Các thể loại nghệ thuật khác của Trung Quốc thường lấy cốt truyện từ lịch sử. Họ thường lấy những vị anh hùng làm đề tài chính. Sang thời nhà Tống thì kinh kịch còn được gọi là Tham Quân hí hay có thể gọi là Tạp Kịch. Các nhân vật trong kinh kịch thường là những anh hùng, văn nhân hay cả những nữ cường nữa. Hoặc cả những quan tòa, tu sĩ, ẩn sĩ, nhân vật ma quỷ bí ẩn hay cả những thần phật. 

Kinh kịch cũng đã trải qua với nhiều tên gọi : Nam hí, Truyền kì, Côn Khúc, Huy Kịch và bây giờ tên chính thức là kinh kịch. 

Xuyên suốt quá trình lịch sử, sự thay đổi của các triều đại đã minh chứng được rằng, Kinh kịch là một loại hình nghệ thuật rất được ưa chuộng thời đó.

Nét đặc trưng của kinh kịch

Trong quá trình hình thành và phát triển, kinh kịch đã tạo nên một hệ thống động tác biểu diễn mang tính chất tượng trưng cao. Chẳng hạn như lấy một chiếc mái chèo biểu thị một con thuyền, hay một chiếc roi ngựa biểu thị một con ngựa. Diễn viên không cần đạo cụ vẫn có thể biểu diễn những động tác như lên lầu, xuống lầu, mở cửa, đóng cửa. Những động tác này tuy có hơi khuếch đại, nhưng có thể đem lại cảm giác chân thật cho khán giả.

Kiểm phổ là cách hóa trang để diễn viên Kinh kịch hóa thân nhập vai nhân vật định sẵn, cách vẽ và hình vẽ sẽ khác nhau tùy thuộc vào nọi tâm nhân vật thể hiện, và không được vẽ lẫn lộn giữa các vai khác nhau.

Trong đó, phương pháp vẽ lại thiên hình vạn trạng, mỗi kiểm phổ có nét kỳ diệu riêng. Một số kiểm phổ chỉ đơn thuần dùng tay chấm màu vẽ và bôi nhẹ lên mặt, không cần dùng bút kẻ các đường nét, ví dụ như trong các tuồng Võ hí, diễn viên đóng cácvai anh hùng đều áp dụng cách vẽ này.

Kiểm phổ được vẽ tinh xảo, màu sắc rực rỡ, khuôn mặt có thể méo mó nhưng cũng có thể ngay thẳng, đường nét có thể thô hoặc mỏng, rất đa dạng. Kiểm phổ thể hiện nên tính cách tốt – xấu, trung trực – gian xảo, vừa có thể nói lên quan hệ huyết thống, tính cách, lại có thể nói lên thân phận của nhân vật, và cũng có thể gây nên sự chú ý của khán giả, từ đó bù đắp những thiếu sót về biểu hiện cảm xúc của nhân vật được hóa thân, do đó kiểm phổ là nét đặc trưng lớn của Kinh kịch.

kinh kịch Trung Hoa

kinh kịch Trung Hoa

Với loại hình nghệ thuật kinh kịch, mặt nạ được xem là yếu tố đặc sắc nhất. Qua những sắc thái trên mặt nạ chúng ta có thể biết được nhân vật vai thiện hay ác. Mỗi khuôn mặt, mỗi kiểu tính cách lại có những cách tạo hình nhân vật khác nhau. Cho dù là nhân vật gian trá, thiện lành hay xấu xa, cao thượng hay thấp hèn đều thể hiện rõ nét trên khuôn mặt. Màu sắc trên khuôn mặt cũng chiếm giúp việc tạo hình được thành công hơn. Màu đỏ thường biểu thị cho những con người trung thành hết mực. Màu trắng thể hiện nhận vật gian trá,giả trân, độc ác. Màu xanh làm phản chiếu nhân vật kiên cường và dũng cảm. Mặt na màu bạc thể hiện sự tàn bạo. Màu vàng thể hiện thần phật quỷ quái. Màu sắc thể hiện được sự huyền ảo kì bí đồng thời cũng thu hút người xem hơn rất nhiều. 

kinh kịch Trung Hoa

kinh kịch Trung Hoa

Kinh kịch là loại hình nghệ thuật mang những nét gần gũi với cuộc sống, hay đơn giản là những câu chuyện cổ tích, hay cả những hàm ý thâm sâu, khiến người thưởng thức bị cuốn hút. Vì lý do này là các đoàn kịch được mời về biểu diễn tại những gia đình trong tầng lớp thượng lưu. Từ những gia đình thường dân cho đến những gia đình quý tộc, cao sang đều mê muội. Có lẽ vậy mà kinh kịch nhận được nhiều sự ưu ái từ mọi mặt. Ngày nay, sự yêu thích dành cho kinh kịch không còn nhiều như trước, đặc biệt là giới trẻ.  Chính phủ cũng đã tiến hành nhiều biện pháp để đẩy mạnh. Nhằm mục đích gìn giữ di sản văn hóa của quốc gia. Cho dù vậy, kinh kịch vẫn không thể khôi phục thịnh vượng được như thời hoàng kim của quốc gia. 

➥ Hướng dẫn phương pháp học tiếng Trung qua phim ảnh hiệu quả nhất 

kinh kịch Trung Hoa

kinh kịch Trung Hoa

Để biểu thị quan hệ huyết thống, có thể nhân vật cha con trong kịch sẽ được vẽ mặt cùng một màu, cách vẽ và hình vẽ sẽ to nhỏ khác nhau. Để biểu thị thân phận: nhân vật được vẽ màu vàng kim hoặc màu bạc không là tiên thì cũng là Phật; nhân vật được vẽ hình rắn, sâu bọ, cá, tôm thì chắc chắn sẽ là thủy quái hoặc sơn yêu; khuôn mặt lộ vẻ uy nghiêm đa phần là trung thần hoặc hiếu tử; mặt vẽ màu xanh lá hoặc xanh dương đều là những bậc anh hùng xuất thân trong tầng lớp nhân dân; vẽ “mắt eo”, “mày dùi cui” (nghĩa là ở giữa thô, phía dưới có hình tròn nhọn, phía trên rất nhọn, lông mày ngắn có hình dạng như chiếc dùi cui) cho nhân vật hòa thượng; kiểm phổ có mắt đen với vòng mắt nhỏ, miệng nhỏ chắc chắn sẽ là thái giám cung đình; bôi “miếng đậu phụ” màu trắng ở ngay giữa sống mũi đều là những vai phụ xuất hiện để chọc cười mua vui trong kịch.

Kiểm phổ còn có thể mở rộng phạm vi diễn xuất của diễn viên, diễn viên có thể đóng luôn các vai động vật, không cần phải kéo trâu thật ngựa thật lên sân khấu, và diễn viên vừa lột tả được hết tính cách của vai diễn, lại vừa có thể nói chuyện được, thú vị vô cùng.

Trong Kinh kịch cũng có các màn nhào lộn, xiếc, và diễn trò. Sau này dưới sự ảnh hưởng của võ thuật Trung Hoa, những tiết mục kinh kịch bắt đầu có các màn biểu diễn võ thuật. Làm cho buổi biểu diễn trở nên sinh động và cuốn hút hơn.

Một trong những vở kịch được đánh giá là hấp dẫn và hay nhất đó chính là vở “Bá Vương Biệt Cơ”, vở diễn này lấy đi rất nhiều nước mắt của người xem, khiến người đời xót xa thương tiếc, nó cũng đi cùng với năm tháng của kinh kịch. Hay những màn múa gậy của Tôn Ngộ Không,… đều chứa rất nhiều sự hấp dẫn mới lạ cho người thưởng thức.

Phải nói rằng, người xưa có phong cách thưởng thức nghệ thuật rất thanh tao, chú trọng vào nội hàm chứ không chỉ là những màn phô diễn nghệ thuật. Bởi vậy mà kinh kịch có sức sống tới mấy trăm năm mà không hề bị phai nhòa. Kinh kịch vẫn giữ nguyên giá trị vốn có của nó mặc dù nó trải qua các thời kì trị vì khác nhau của các vương triều cổ đại.

Nguồn: https://tiengtrung.com/hoc-tieng-trung-qua-video/kinh-kich-trung-quoc.html

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

0334273085